WORKSHOP CHƯƠNG TRÌNH ĐẠP XE AN TOÀN, ĐÚNG CÁCH TẠI TRƯỜNG THCS THANH XUÂN
Ngày 3/10/2023, trường THCS Thanh Xuân phối hợp với Trevi Edu đã tổ chức đạp xe WORKSHOP CHƯƠNG TRÌNH ĐẠP XE AN TOÀN, ĐÚNG CÁCH và tham gia giao thông văn minh.
Mở đầu chương trình là những kiến thức về đạp xe an toàn, đúng cách dành cho hơn 1,200 học sinh. Đây là cơ hội để tất cả các bạn học sinh trải nghiệm, thực hành và có kiến thức thêm về xe đạp và tham gia giao thông đường bộ một cách an toàn, văn minh.
Chương trình có sự tham gia của chuyên gia Giảng dạy Đạp xe an toàn, đúng cách của Trevi Edu và sự đồng hành của Hot Tiktoker bóng đá nghệ thuật Việt Anh.
Chương trình đặc biệt gây chú ý bởi phần thi đấu Cycle Ball - Bóng đá xe đạp được các bạn học sinh tham gia rất hào hứng và vui vẻ. Trò chơi hấp dẫn đã giúp các bạn thể hiện được sự khéo léo và nhanh nhạy của đôi chân, tăng cường sức khỏe, rèn luyện kỹ năng phối hợp và tinh thần làm việc nhóm.
Trường THCS Thanh Xuân trân trọng cảm ơn Trevi Edu đã đồng hành trong sự kiện này. Hy vọng, chương trình đi xe đạp an toàn, đúng cách sẽ mang lại những kiến thức bổ ích và trải nghiệm tuyệt vời cho các bạn học sinh!
14 lưu ý đi xe đạp đúng cách, đảm bảo an toàn
Xe đạp là phương tiện di chuyển rất phổ biến với mọi người. Tuy nhiên để đi xe đạp một cách an toàn, bạn cần tuân thủ một số kỹ thuật và quy tắc nhất định. Cùng Điện máy XANH tìm hiểu 14 lưu ý quan trọng để đi xe đạp an toàn nhé!
Việc lựa chọn kích thước xe đạp phù hợp với cơ thể của bạn là rất quan trọng. Chọn chiếc xe có chiều cao cùng trọng lượng phù hợp sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong việc di chuyển.
Ngoài ra, lựa chọn các chi tiết phụ của xe như yên xe, tay nắm,... cũng sẽ giúp bạn dễ dàng điều khiển chiếc xe đạp của mình hơn.
Trước khi đạp xe, bạn hãy điều chỉnh độ cao yên xe phù hợp với bạn. Bạn hãy đảm bảo rằng hai bàn chân của bạn đủ thoải mái khi đặt lên bàn đạp ở hướng 12 giờ và 6 giờ.
Để biết cách điều chỉnh chính xác, bạn hãy lên xe và đạp thử, sau đó điều chỉnh sao cho đầu gối co lại không cao quá hông và chân bạn có thể chống được xuống mặt đất một cách thoải mái khi xe dừng lại.
Trước khi đạp xe đạp, bạn hãy khởi động một vài động tác cơ bản để làm nóng cơ thể như: xoay cổ tay, cổ chân, chạy bộ một đoạn ngắn, squat, bật nhảy tại chỗ,...
Việc khởi động này sẽ giúp bạn tránh được những chấn thương không đáng có như căng cơ, chuột rút,...
Một tư thế đạp xe đúng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả rèn luyện và tránh được tổn thương. Tư thế đúng là khi cơ thể của bạn hơi nghiêng về phía trước, hai cánh tay duỗi thẳng, hai chân co duỗi thoải mái.
Bên cạnh đó, bạn cần phối hợp cả nhịp thở đều đặn khi đạp xe, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng, phối hợp nhịp nhàng với nhịp điệu đạp xe.
Động tác khi đạp xe
Đạp xe đúng kỹ thuật cũng là yếu tố quan trọng. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn được hoạt động đều đặn và đúng cách. Từ đó bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh và săn chắc hơn.
Bạn cần thực hiện cả 4 động tác là đạp, kéo, nâng, đẩy. Nếu chân phải đạp xuống dưới thì chân trái nâng lên kéo theo bàn đạp và tiếp tục đẩy xuống, co chân kia lên. Động tác đạp xe đúng giúp bạn đỡ tốn sức đồng thời nâng cao hiệu quả đạp xe.
Trong lúc đạp xe, bạn hãy thường xuyên thay đổi vị trí tay với ghi đông xe. Lúc này, cổ tay và cẳng tay của bạn sẽ được thư giãn một chút. Đừng cầm tay lái ở một vị trí quá lâu vì có thể khiến bạn bị mỏi tay, thậm chí là chuột rút.
Đạp xe quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe cũng như sinh lý (đối với nam giới). Vì thế, bạn hãy căn chỉnh thời gian đạp xe phù hợp. Tốt nhất, bạn chỉ nên đạp xe khoảng 30 phút mỗi lần và từ 3 - 5 lần/tuần để tập thể dục, tăng cường sức khỏe.
Nếu như bạn thường đạp xe đường trường, bạn cũng nên đạp xe khoảng 30 phút, sau đó xuống xe đi bộ để thư giãn cơ thể. Bên cạnh đó, để máu huyết lưu thông tốt hơn, bạn hãy nhổm người lên đạp xe sau mỗi 10 phút.
Cũng giống như các phương tiện khác, khi tham gia giao thông thì bạn cần tuân thủ các quy tắc giao thông như:
- Đi về phía bên phải của làn đường: Bạn cần đi xe đạp về sát làn đường bên phải và không nên đi dàn hàng hai, hàng ba rất nguy hiểm.
- Đạp xe đúng tốc độ: Bạn nên đạp xe với tốc độ vừa phải để giữ độ an toàn cho bản thân và mọi người.
- Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý không cầm các thiết bị cồng kềnh, không sử dụng điện thoại/tai nghe và không uống rượu bia khi lái xe đạp.
-
Để ngăn chặn và xử lý các tình huống kịp thời bạn cần quan sát và sử dụng tín hiệu tay trước khi chuyển làn đường hay dừng lại để cảnh báo cho những người xung quanh bạn.
Trước khi thực hiện rẽ trái thì bạn hãy nhìn phía sau và sau đó mở rộng cánh tay trái của bạn ra. Để phát tín hiệu rẽ phải, giơ cánh tay trái của bạn lên vuông góc với khuỷu tay hoặc bạn cũng có thể giữ cánh tay phải thẳng và hướng về bên phải.
Để báo hiệu rằng bạn đang đi chậm hoặc dừng lại, hãy mở rộng cánh tay trái của bạn xuống.
-
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và các phương tiện giao thông khác, bạn cần phải trang bị đủ đèn cho xe đạp của bạn để chiếu sáng. Nếu bạn thường đạp xe vào sáng sớm hoặc chiều tối thì đèn xe trước và đèn sau là một phụ kiện không thể thiếu.
Bên cạnh đèn xe, bạn có thể trang bị thêm áo khoác phản quang, đèn treo trán để các phương tiện khác dễ dàng nhận ra bạn trên đường, tránh được va chạm đáng tiếc.
-
Kiểm tra và bảo dưỡng xe đạp thường xuyên là việc làm rất cần thiết sau một thời gian sử dụng. Điều này sẽ hạn chế được các hư hỏng của xe cũng như làm tăng độ bền cho xe.
Các bộ phận bạn cần thực hiện kiểm tra thường xuyên đó là hệ thống phanh, khung xe, tay lái, xích,...
-
Lựa chọn trang phục phù hợp khi đạp xe sẽ mang lại cảm giác thoải mái và an toàn hơn.
Bạn cần đội mũ bảo hiểm khi đạp xe để giảm nguy cơ chấn thương đến vùng đầu của bạn. Lưu ý nên chọn những mũ bảo hiểm chính hãng và có chất lượng cũng như độ bền cao.
-
Trang phục đạp xe luôn luôn gọn gàng và thoải mái. Bạn không nên mặc quần áo quá chật hay quần ống rộng/dài để tránh vướng mắc vào xích xe. Trang phục phải là chất liệu thoát mồ hôi tốt.
-
Bộ chuyển tốc hay còn gọi là bộ đề xe đạp, bộ biến tốc, liên quan đến tốc độ của xe khi di chuyển qua các địa hình khác nhau. Nếu sử dụng bộ chuyển tốc không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tốc độ của xe và khiến bạn mất sức khá nhiều.
Nếu bạn đạp xe qua địa hình dốc, bạn hãy chỉnh líp lớn để đạp xe được nhẹ nhàng. Còn nếu bạn muốn tăng tốc, đạp nặng hơn thì hãy chỉnh líp nhỏ.
-
Để đảm bảo đủ năng lượng khi đạp xe, bạn hãy ăn nhẹ trước đó khoảng 30 phút. Bạn không nên để bụng đói khi chạy xe vì có thể khiến bạn bị đuối, kiệt sức, làm giảm hiệu quả tập luyện.
Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn những thực phẩm chứa quá nhiều chất béo hoặc axit. Thay vào đó, bạn hãy bổ sung cho cơ thể những thực phẩm lành mạnh, dễ tiêu hóa như trái cây, nước trái cây, trứng,...
-
Chạy xe đạp sẽ khiến bạn đổ nhiều mồ hôi, gây mất nước và mất sức. Bạn nên đem theo một bình nước khi đạp xe để bổ sung nước cho cơ thể khi cần.
Để nâng cao hiệu quả khi đạp xe, bạn hãy bổ sung nước cho cơ thể theo nguyên tắc sau đây:
- Uống đúng lượng: Uống chậm và uống từng ngụm nhỏ, tránh uống quá nhiều nước gây đầy bụng, khiến bạn cảm thấy khó chịu sau đó.
- Uống đúng lúc: Nên uống nước sau 30 - 60 phút đạp xe. Không nên để khát rồi mới bổ sung nước, vì lúc này cơ thể của bạn đã rất mất nước rồi.
- Uống đúng loại: Bên cạnh việc uống nước lọc, bạn hãy bổ sung thêm những loại nước bù khoáng, bù muối để cân bằng điện giải cho cơ thể. Bạn có thể uống thêm nước dừa, nước ép trái cây, nước chanh muối,...
- Chúc các bạn tham gia giao thông an toàn và sử dụng xe đạp đúng cách!
-