Thầy và trò trường THCS Thanh Xuân hân hoan chào mừng 41 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982- 20/11/2023).
Hoà chung không khí tưng bừng, hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, trường THCS Thanh Xuân long trọng tổ chức lễ kỉ niệm chào mừng 41 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982- 20/11/2023).
Dân tộc ta vốn có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; “Tôn sư trọng đạo”, truyền thống tốt đẹp đó đã trở thành một đạo lý cao cả, thiêng liêng, thấm sâu vào trong nhận thức, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam.
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 chính là ngày thể hiện đạo lý ngàn năm ấy. Vì thế, đã từ lâu ngày 20/11 không chỉ là ngày hội của riêng ngành giáo dục mà còn là ngày hội lớn của toàn xã hội. Đây là ngày hội nhằm tôn vinh nghề dạy học, tôn vinh các nhà giáo; những người làm công tác giáo dục; đồng thời thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với "những kĩ sư tâm hồn", biểu thị truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam ta.
Trong xã hội xưa, thầy giáo được coi là biểu tượng thiêng liêng cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức, nhân cách để học trò học, noi theo thầy mà trở thành người có đức, có nhân, có tài để đứng ra giúp nước. Trong ba vị trí đặc biệt quan trọng của xã hội xưa “Quân - Sư - Phụ” thì người thầy chỉ đứng sau vua, người được xã hội, nhân dân đặc biệt coi trọng và tôn vinh.
Ngày nay, người thầy vẫn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong xã hội. Mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích có thể tham gia vào quá trình giáo dục con người nhưng có lẽ không gì có thể thay thế được vị trí của người thầy. Bởi lẽ, dù xã hội có phát triển thế nào đi nữa, người thầy vẫn luôn là biểu tượng cho nhân cách, chuẩn mực đạo đức và là người truyền cảm hứng với học trò. khơi lên trong các em những ước mơ, hoài bão để thổi bùng những khát vọng cao đẹp trong tương lai.
Với những ý nghĩa ấy, sáng ngày 2011/2023, Trường THCS Thanh Xuân long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023), đến dự với buổi lễ có Bà Đỗ Thị Nguyệt Ánh- Phó Bí thư thường trực Phường Thanh Xuân Trung
Bà Đỗ Thị Nguyệt Ánh- Phó Bí thư thường trực Phường Thanh Xuân Trung, tặng Bằng khen cho đ/c Trần Minh Thuyết – Phó Hiệu trưởng
Nhà giáo Nguyễn Thanh Huyền - BTCB, Hiệu trưởng trao tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cho CBGVNV đạt thành tích trong năm học 2022-2023.
Cùng với đại diện khách mời: Đại diện Hội đồng Anh tại Việt Nam, Đại học Giáo dục, Viện tâm lí Việt Pháp…cùng các cơ quan thông tấn báo chí đến dự và đưa tin: đài truyền hình Hà Nội, đài truyền hình VTC, báo Dân trí, tạp chí Giáo dục Việt Nam…
Mở đầu là bài phát biểu của Nhà giáo Nguyễn Thanh Huyền – Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng thật sâu lắng, ấn tượng và xúc động. Biết bao tình cảm gắn bó tâm huyết đã gửi trọn trong phương châm giáo dục “Nhân cách – Tri thức – Kĩ năng”.
Nhà giáo Nguyễn Thanh Huyền - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng
Trong bài phát biểu, nhà giáo Nguyễn Thanh Huyền chia sẻ: Bài học về những nét đẹp của truyền thống nhà giáo Việt Nam đã luôn giúp cho các thế hệ nhà giáo tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp cao cả mà từ ngàn xưa luôn được nhân dân ta tôn vinh kính trọng. Nói tới vị trí xã hội và vai trò người thầy giáo, Nguyễn Trãi viết: "Người thầy giáo không những dạy chữ mà còn dạy đạo lý làm người". Đó là đào luyện tâm hồn, đào tạo lớp lớp thế hệ trẻ, lớp sau kế tiếp lớp trước bước vào đời, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cũng nói về vấn đề này, Tago - nhà hiền triết và thi hào của ấn Độ viết: "Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục một người thầy giáo thì được một thế hệ".Có lẽ câu này đúng với mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi thời đại, còn với Việt Nam nơi xứ sở của truyền thống tôn sư trọng đạo, quý mến thầy giáo thì điều đó vô cùng to lớn. Vì nó đã đi sâu vào thơ ca " Qua sông phải bắc cầu Kiều - Muốn con hay chử phải yêu lấy thầy".
Người thầy trong xã hội Việt Nam từ bao đời nay là biểu tượng cao quý, tượng trưng cho trí tuệ, tài năng của xã hội. Bao đời nay dân ta vẫn nói " Không thầy đố mày làm nên". Dẫu rằng thầy không phải là tất cả, nhưng đội ngũ của thầy cô giáo quyết định trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Ôn lại truyền thống mỗi nhà giáo chúng ta càng tăng lòng thiết tha yêu nghề dạy học và tự hào về vị trí xã hội, sự vinh quang của nghề nghiệp như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : "Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẽ vang nhất, những thầy giáo tốt là anh hùng vô danh.
Trong lời phát biểu đầy tâm huyết, bác Vũ thị Thanh Hoa trưởng ban đại diện CMHS nhà trường chia sẻ: “Chúng tôi tự hào vì được gửi gắm con cháu vào một mái trường có bề dày truyền thống và đã có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Niềm kiêu hãnh và tự hào ấy hy vọng con mình sẽ được trưởng thành khôn lớn dưới sự chỉ bảo dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo, đó là niềm vui vô cùng lớn lao cho những người làm cha, làm mẹ như chúng tôi”.
Bà Vũ Thị Thanh Hoa - Trưởng ban đại diện CMHS nhà trường phát biểu Thầy giáo, cô giáo nhân dịp 20/11
Đại diện Ban PHHS nhà trường tặng hoa chúc mừng nhà trường nhân dịp 20/11
Em học sinh: Linh Đan lớp 9A1 gửi lời chúc mừng thầy giáo, cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Đại diện học sinh Linh Đan tặng hoa nhà giáo Nguyễn Thanh Huyền- BTCB, Hiệu trưởng
Tập thể Hội đồng sư phạm trường THCS Thanh Xuân
Ban Giám hiệu trường THCS Thanh Xuân
Thầy giáo, cô giáo trong ngày vui 20/11
Niềm vui của người thầy bên học trò lớp 8A3
Có thể nói, “Tôn sư trọng đạo” dù ở ngày xưa hay hôm nay và mãi mãi mai sau vẫn luôn là một nét đẹp không gì có thể thay thế được của dân tộc Việt Nam. Dù ở đâu, thời nào, người thầy vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Đây cũng là dịp để các thầy cô giáo trong trường THCS Thanh Xuân thêm tự hào về truyền thống của ngành, cố gắng nỗ lực vượt qua thử thách và khó khăn, nguyện làm tròn nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ trong sự nghiệp trồng người, góp phần đào tạo nguồn lực con người Việt Nam ngày càng phát triển đáp ứng trong thời kỳ mới./.