Học sinh cả nước bước vào năm học mới cũng là thời điểm vấn đề an toàn giao thông trở thành mối quan tâm lớn của các nhà trường và toàn xã hội. Để bảo đảm an toàn giao thông, học sinh cần có những kỹ năng tham gia giao thông an toàn để tự bảo vệ mình và thoát khỏi những tình huống nguy hiểm.
* Đối với những em đi bộ đến trường cần tuân thủ những nguyên tắc sau :
Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám các phương tiện giao thông đang chạy, khi mang vác vật cồng kềnh phải đảm bảo an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiên tham gia giao thông đường bộ.
Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi quan sát thấy an toàn.
* Khi đi xe đạp chúng ta cần:
- Chọn xe an toàn
- Phù hợp với vóc dáng
- Các bộ phận hoạt động tốt .
- Đội mũ bảo hiểm đúng cách:
- Chọn mũ đủ tiêu chuẩn, vừa cỡ đầu
- Đội ngay ngắn, cài chắc chắn.
- Đưa hai ngón tay xuống cằm, nếu vừa hai ngón tay là được. Khong nên cài quai mũ quá chật hoặc quá lỏng.
- Ngồi đúng cách:
- Ngồi lên yên xe, hai tay nắm chặt tay lái, mắt nhìn thẳng phía trước.
- Đặt chân lên bàn đạp và đạp theo chiều kim đồng hồ.
Các quy tắc đi xe đạp an toàn:
Điều khiển xe đạp bằng hai tay, đặt chân vào bàn đạp và đạp theo chiều kim đồng hồ. Luôn điều khiển xe đúng làn đường phía bên phải theo chiều của mình.
Khi muốn rẽ phải , rẽ trái cần đi chậm và giơ tay ra hiệu cho những người tham gia giao thông biết hướng muốn rẽ , quan sát cả hai hướng xem có an toàn không mới được rẽ.
Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Không sử dựng ô, điện thoại di dộng, thiết bị âm thanh, lạng lách, đánh võng, bốc đầu xe, đu bám xe khác ...khi đi xe đạp.
quy tắc đi xe buýt an toàn như :
* Chờ xe buýt ở điểm dừng: Đứng, ngồi trật tự. Không : đùa nghịch, chạy nhảy, đi hoặc đứng dưới lòng đường
Lên, xuống xe buýt: Chờ xe buýt dừng hẳn rồi mới bước lên hoặc xuống xe. Khi xuống cần quan sát xung quanh xem có người hay xe cô không. Xếp hàng trật tự, không chen lấn, xô đẩy
Ngồi trong xe buýt: Ngay ngắn, trật tự, đứng bám chắc vào tay vịn, không thò đầu ra ngoài xe. Nhường chỗ cho người già, trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ có thai.
Không chỉ vậy người ngồi sau các phương tiện cũng cần thực hiện các nguyên tắc sau để đảm bảo an toàn.
- Quy tắc ngồi sau xe đạp, xe đạp điện, xe gắn máy, xe mô tô
- Mắt nhìn thẳng
- Vai để thả lỏng
- Bàn tay bám vào hông người lái xe
- Hông ngồi chính giữa yên xe
- Hai đầu gối hướng thẳng về trước và khép nhẹ vào hông người lái xe
- Đặt gan bàn chân lên thanh để chân, hướng về phía trước.
- Quy tắc an toàn khi ngồi trên ô tô
- Ngồi yên
- Cài dây an toàn đúng quy cách
- Lên, xuống xe khi xe đã dừng hẳn và quan sát trước khi mở cửa xe
- Ngồi vị trí giữa ở hàng ghế sau
* Không nên:
- Đùa nghịch,
- Leo trèo
- Tự ý mở cửa
- Thò đầu, tay chân ra khỏi cửa xe
Và khi bị bỏ quên trên ô tô, xe buýt các con cần thực hiện các bước sau :
- Giữ bình tĩnh : gào thết, khóc lóc chỉ khiến trẻ nhanh chóng mệt mỏi, kiệt sức.
- Mở cửa xe ở vị trí ghế lái : xe ô tô khi không cắm chìa khóa và khi xe đã khóa thì vẫn có thể mở được từ bên trong tại vị trí ghế lái.
- Dùng còi xe làm tín hiệu báo động : còi xe luôn hoạt động kể cả khi xe không khởi động. Đến vị trí vô lăng xe và nhấn liên tục để thu hút sự chú ý từ những người xung quanh.
- Dùng các dụng cụ để phá kính ô tô : trong trường hợp bất khả kháng khi không thể tự mở xe hay kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài trẻ có tìm các dụng cụ phá cửa kính ô tô trong xe.
Trang bị cho trẻ các thiết bị liên lạc : Hãy dạy trẻ các liên lạc với cha, mẹ hay người ngoài để tìm kiếm sự giúp đỡ . Ngoài các số điện thoại, cha mẹ cũng cần dạy các em gọi đến các số điện thoại của cảnh sát, cứu thương khi gặp sự cố