Có thể nói, lễ hội truyền thống là hoạt động mang tính cộng đồng sâu sắc, đó là đỉnh cao của sự hòa hợp, đoàn kết vì một ước nguyện chung cho sự phồn vinh của quê hương đất nước. Chính vì vậy mà lễ hội truyền thống bao giờ cũng có sức thu hút, mời gọi kỳ lạ đối với nhiều người, nhiều lớp người, nhiều lứa tuổi khác nhau. Cuốn sách “60 lễ hội truyền thống Việt Nam” của tác giả Thạch Phương và Lê Trung Vũ do Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2015 đã miêu tả khá toàn diện, có hệ thống về 60 lễ hội truyền thống tiêu biểu ở các địa phương, của các dân tộc trên mọi miền tổ quốc.
Nội dung cuốn sách được chia làm 3 phần:
Phần 1 - Miêu tả lễ hội của người Việt và lễ hội của các dân tộc thiểu số. Các lễ hội trong năm được sắp xếp theo trình tự thời gian (âm lịch). Riêng lễ hội của các dân tộc thiểu số do đặc điểm riêng nên xếp theo mùa (mùa theo thời tiết và mùa theo chu kỳ sản xuất).
Phần 2 - Bao gồm các câu ca hội hè thường được trình diễn trong các lễ hội. Phần 3 - Miêu tả các trò diễn, trò chơi, cuộc thi tài trong các lễ hội.
Cuốn sách như một cuốn từ điển cho những nhà nghiên cứu và những người thích đi du lịch khám phá những vùng đất, những tập tục văn hóa phong phú, đa dạng của dân tộc Việt Nam.
Thư viện nhà trường trân trọng giới thiệu tới các em học sinh và độc giả.
ĐỌC SÁCH TẠI ĐÂY