Không ít học sinh có cảm giác lo sợ khi nhắc đến môn hóa. Bởi vì môn học này có rất nhiều công thức và các thí nghiệm, phản ứng hóa học từ đơn giản đến phức tạp. Nhiều bạn không có một phương pháp học cũng như kinh nghiệm làm bài tập thì sẽ rất phiền phức khi đối diện với những kỳ thi. Vậy, phải làm thế nào để học tốt môn Hóa học?
Cách học Hóa tốt nhất là xây dựng niềm say mê với nó
Trong bất kỳ môn học nào, nếu bạn không có niềm say mê và yêu thích thì chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có thể vượt qua nó. Hóa học cũng vậy, khi mang một tâm lý chắn ghét, sợ hãi thì bạn sẽ không thể nào học tốt được. Vì thế, xây dựng lòng say mê cũng là một bí quyết học môn hóa hiệu quả.
Nên đọc trước bài học và chuẩn bị bài thật kỹ trước khi đến lớp
Việc chuẩn bị bài vở trước khi đến lớp cũng hết sức quan trọng. Thay vì thụ động học theo sự dẫn dắt của giáo viên thì bạn nên tìm hiểu qua một chút những bài học sẽ chuẩn bị học trên lớp. Đánh dấu lại những chỗ mà bạn không hiểu để có thể trao đổi và thảo luận trực tiếp với thầy cô, bạn bè trong tiết học. Phương pháp học tập chủ động như vậy sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn về lý thuyến và vận dụng dễ dàng vào các bài tập.
Tập trung lắng nghe giáo viên
Đừng bao giờ làm việc riêng trong giờ học, đó cũng là một kinh nghiệm học tập môn Hóa. “Giờ nào việc đó”, không chỉ riêng môn Hóa mà bạn nên lưu ý vấn đề này khi học bất kỳ môn học nào. Phải tập trung lắng nghe sự giảng dạy của giáo viên, đồng thời cần phải đặt ra câu hỏi đối với những vấn đề mình chưa hiểu. Bạn nên rèn luyện thái độ học tập tích cực bằng cách thường xuyên trao đổi, thảo luận để cho tiết học thêm sinh động, bớt nhàm chán. Nhờ đó, tinh thần của bạn cũng thấy thoải mái, bớt cẳng thảng hơn và học tập hiệu quả hơn.
Tự học ở nhà
Tự học vẫn là cách học tập hiệu quả nhất. Giáo viên chỉ là người truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm, đồng thời giải quyết giúp bạn những vướng mắc khi bạn cảm thấy khó khăn. Bản thân bạn chính là sự quyết định. Vì vậy, ngoài việc xem bài kỹ trước khi đến lớp thì sau những tiết học bạn cũng phải học và áp dụng vào làm bài tập ngay sau khi về nhà.
Trước hết, phải ghi nhớ kỹ lý thuyết sau đó vận dụng vào bài tập. Chăm chỉ làm đi làm lại những dạng bài tập trong sách giáo khoa cũng như nghiên cứu thêm những sách tham khảo bạn sẽ rút ra được cách làm cũng như các bước giải bài tập hóa. Từ đó, việc giải một bài tập sẽ trở nên đơn giản hơn. Vì kiến thức về môn hóa rất nhiều và khó nhớ, nên bạn phải làm sao để hệ thống lại một cách gọn gàng, biến những kiến thức của thầy cô và sách vở thành kiến thức của chính mình.
Thành lập các nhóm học tập
Việc học theo nhóm có thể tạo ra một môi trường học tập hiệu quả. Nếu như một mình, bạn phải rất đau đầu khi phải làm những dạng bài tập khó thì khi có nhiều người, mỗi người đều có sự nhạy bén riêng sẽ gợi ý cho nhau được nhiều cách làm bài và nhiều hướng giải bài tập.
Tuy nhiên, mặt trái của phương pháp học này là nếu một trong những thành viên trong nhóm không có sự quyết tâm, không có tính tự giác thì việc học tập sẽ đi theo chiều hướng ngược lại.
Có rất nhiều phương pháp học tập môn Hóa để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là sự cố gắng và quyết tâm của mỗi cá nhân học sinh. Nếu bạn đã xác định hướng đi cho mình trong tương lai thì hãy ra sức học tập ngay từ hôm nay. Đừng bỏ qua bất kỳ một bài học nào, dù khó hay dễ. Siêng năng học và làm bài tập mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn nên trang bị cho mình những phương tiện học tập hữu ích như sách tham khảo, máy tính có mạng internet,… để có thể mở rộng hơn tầm nhìn và tham khảo những lời khuyên và kinh nghiệm hữu ích từ những người đi trước.
Chúc các bạn thành công!